Xây nhà ở nông thôn được mấy tầng và cần xin phép hay không ?
Chúng ta đều biết khi bắt đầu một công trình xây dựng nào đều cần phải xin phép từ cơ quan thẩm quyền mới được xây cất và được bảo toàn tài sản sau này.
Tuy nhiên, theo luật qui định vẫn có những trường hợp được miễn phép. Vậy:
- Việc xây nhà ở khu vực nông thôn có cần xin phép hay không ?
- Xây nhà ở nông thôn qui định tối đa được bao nhiêu tầng ?
- Xây nhà có cần hoàn công , đo vẽ hay không ?
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu 1 số luật qui định để hiểu thêm những vấn đề trên và khi có nhu cầu xây cất cũng có thông tin bổ ích hỗ trợ cho sau này, giúp bạn không bị bối rối vì đã nắm qua về nó.
Theo dự thảo luật quy định 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Trong đó, đối tượng được miễn giấy phép xây dựng như:
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng.
- Khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng
Trường hợp xảy ra khi xây nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
– Một là, Khu vực không thuộc khu vực quy hoạch xây dựng; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, bạn không cần xin giấy phép xây dựng.
– Hai là, Khu vực thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, bạn vẫn phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định Luật xây dựng 2014.
Và kể từ năm 2021, xây nhà ở nông thôn từ 7 tầng trở lên đều phải xin giấy phép.
==> Tham khảo thêm : https://xinphepxd.com/xay-nha-o-rieng-le-tai-nong-thon-co-can-hoan-cong-khong.html
Ngoài ra, Luật nhà ở đã có những quy định cụ thể về phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn như sau:
1) Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn
- Phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường.
- Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền.
- Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở hợp pháp của mình.
- Trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Đối với khu vực yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
2) Đất để phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
- Đất ở hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân hoặc do thuê, mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để xây dựng nhà ở.
- Đất ở được Nhà nước giao để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật đất đai.
- Đất ở được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3) Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc phát triển nhà ở
- Phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục về cải tạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Phải thực hiện các quy định về giữ vệ sinh, môi trường trong quá trình cải tạo, xây dựng nhà ở.
- Phải bảo đảm an toàn cho người và tài sản của các hộ liền kề trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các trách nhiệm khác khi cải tạo, xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ năm 2021 trở đi xây nhà tại nông thôn từ 7 tầng trở lên phải có phép và thủ tục hoàn công nhà theo đúng qui định pháp luật nhé.
Nếu dưới 7 tầng và nằm trong diện được miễn phép thì bạn không cần xin từ cơ quan thẩm quyền.
Để nắm thêm thông tin bạn có thể liên hệ trực tiếp chúng tôi để được giải đáp rõ hơn.