Hướng dẫn cập nhật căn cước vào chủ quyền nhà đất

Toàn dân Việt Nam đang tiến hành làm căn cước công dân ( cccd ) có gắn chip. Vậy đối với những loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu có cần phải thay đổi, cập nhật sau khi cccd làm xong hay không ?

Đây là vấn đề thắc mắc của khá nhiều người và  CMND 9 số cũ vẫn có giá trị pháp lý, tuy nhiên để thực hiện các giao dịch mới thuận tiện thì công dân nên thực hiện các công việc sau đây khi đã đổi từ CMND 9 số sang thẻ CCCD gắn chíp 12 số :

  • Thay đổi thông tin đăng ký thuế
  •  Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng
  • Sửa đổi hộ chiếu
  • Cập nhật thông tin BHXH, thẻ BHYT
  • Điều chỉnh lại sổ đỏ, chủ quyền nhà đất

Việc điều chỉnh lại sổ đỏ không yêu cầu bắt buộc nhưng nếu người dân muốn chỉnh sửa để tiện cho các công việc sau này thì vẫn được nhé.

Điểm g Khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định như sau:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định trên thì thay đổi số CMND hoặc CCCD được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất. Hay nói cách khác, khi người dân được cấp CCCD gắn chip, nếu số thẻ được cấp khác với số trong sổ hồng thì có quyền yêu cầu thay đổi.

Trường hợp có nhu cầu xác nhận thay đổi số CMND, người dân cần thực hiện những bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

Bản gốc sổ hồng đã cấp;

Bản sao Giấy CMND mới;

Bản gốc Giấy xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc thay đổi CMND;

Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu (nếu chưa thay đổi thông tin số CMND trong sổ hộ khẩu thì phải thực hiện trước khi xác nhận thay đổi số CMND trên sổ hồng).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp tục thực hiện việc xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận việc thay đổi số CMND vào trang 3 hoặc trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp.

Tóm lại, khi chuyển đổi từ CMND sang CCCD sẽ không bắt buộc phải sửa thông tin trong sổ hồng mà sẽ đổi theo nhu cầu của chủ sở hữu để thuận tiện cho việc mua bán, sang tên, chuyển nhượng, tặng hay cho nhà đất sẽ diễn ra nhanh chóng, không phải mất thời gian để chứng thực các giấy tờ liên quan.