Cách bố trí dàn hoa, cầu thang, tầng lửng nhà liên kế như thế nào ?

Hỏi : Việc bố trí, thiết kế dàn hoa, cầu thang trên sân thượng cho nhà liên kế được bố trí như thế nào là đúng qui định của nhà nước ?

Trả lời : Dàn hoa, cầu thang trên sân thượng

Ngoài số tầng cao được quy định tại Bảng 2 Điều 8 Quy định này, trên phần sân thượng được bố trí dàn hoa, ô mái che cầu thang, theo quy định như sau:
a) Dàn hoa, mái che cầu thang (nếu là mái bằng BTCT) có chiều cao tối đa 3m (tính từ sàn sân thượng). Trường hợp mái che cầu thang là mái dốc, độ dốc mái không quá 35o, chiều cao từ sàn sân thượng đến mép dưới mái ngói tối đa 3m.
b) Diện tích phần mái che cầu thang không được lớn hơn 1/2 diện tích sàn sân thượng và phải bố trí có sân trước, sân sau. Khoảng lùi phía trước cách vị trí mặt tiền sàn sân thượng tối thiểu 4m; khoảng lùi phía sau cách ranh đất mặt hậu tối thiểu 2m. Trường hợp bố trí mái che thang là mái dốc thì có thể bố trí không có khoảng lùi phía sau, nhưng phải tổ chức có mái dốc đổ về phía sau, cao độ mái tại vị trí ranh đất mặt hậu không quá 2m (tính từ sàn sân thượng).

Qui định cho thiết kế Tầng lửng tại trệt
1. Tầng lửng chỉ được bố trí tại tầng trệt công trình.
2. Diện tích xây dựng của tầng lửng không quá 80% diện tích xây dựng tầng trệt.
Điều 11. Tầng hầm
Trường hợp công trình có tầng hầm, phải đảm bảo theo quy định sau:
1. Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
2. Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
3. Đối với nhà ở liên kế có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ôtô tiếp cận trực tiếp với đường.